Kiến Thức Nghe Nhìn
Khác Nhau Giữa Amply Karaoke Và Amply Nghe Nhạc

Amply Karaoke và Amply Nghe Nhạc đều là các thiết bị khuếch đại âm thanh trước khi phát tín hiệu trên loa, tùy thuộc vào công suất cần đáp ứng ở ngõ ra, amply được thiết kế theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau và có khả năng khuếch đại khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau giữa amply nghe nhạc và amply karaoke nằm ở khả năng xử lý hiệu ứng mic.

Khác Nhau Giữa Amply Karaoke Và Amply Nghe Nhạc

KHÁC NHAU GIỮA AMPLY NGHE NHẠC VÀ AMPLY KARAOKE TRONG TIÊU CHÍ LỰA CHỌN

Tiêu chí chung của việc lựa chọn Amply trên thực tế có sự liên hệ mật thiết với tính chất của loa mà bạn lựa chọn. Nhiều quan điểm cho rằng dựa trên tính chất phòng để chọn Amply có công suất và đặc tính phù hợp cho căn phòng là quan điểm không chính xác. Mục đích sử dụng, không gian sử dụng sẽ phải là những tính chất cần tham khảo để lựa chọn hệ thống loa trước khi chọn Amply phù hợp cho hệ thống loa đó.

Mục đích sử dụng

Nếu bạn đang tìm kiếm một amply chỉ để nghe nhạc thì nên tìm kiếm amply phù hợp cho loa theo đúng gu thưởng thức âm nhạc mà bạn quan tâm, tính chất âm học của amply cũng cần phải lựa chọn tương ứng với tính chất thể hiện của loại loa mà bạn đang dùng để nghe nhạc. Tùy thuộc vào định hướng thương mại và mục tiêu thiết kế mà mỗi dòng loa và thương hiệu loa sẽ có tính chất thể hiện âm sắc khác nhau, tạo ra bản sắc riêng của từng dòng loa.

Ở một trường phái khác, amply dành cho Karaoke lại có các tính chất riêng và hỗ trợ các hiệu ứng cân chỉnh tiếng Mic và hiệu ứng hát karaoke hoàn toàn không cần thiết phải hiện diện trên một amply nghe nhạc thông thường.

Không gian lắp đặt

Kích thước và tính chất không gian mà bạn muốn thiết kế hệ thống nghe nhạc hay hát karaoke là đặc điểm cần tính toán cẩn thận để lựa chọn loa và số lượng loa được bố trí trong không gian đó. Không gian càng lớn cần đòi hỏi loa có công suất lớn hơn, và vì vậy, amply được chọn để đáp ứng công suất cho hệ thống loa đó cũng phải có khả năng đáp ứng công suất tương ứng.

Amply karaoke và amply nghe nhạc có bao nhiêu kênh

Amply Karaoke thông dụng thường có 2 hoặc 4 kênh (CH), amply nghe nhạc tiêu chuẩn stereo có 2 CH. Khá nhiều amply đa kênh 3.1, 5.1, 7.1 thậm chí 9.1 lại là những amply phục vụ cho trải nghiệm phòng phim tại gia. Trên thực tế, khi nghe nhạc hay hát karaoke, nhiều loa chưa hẵn là hay, một hệ thống nhiều loa dễ gây mất kiểm soát âm học và rất khó để bố trí loa sao cho âm thanh phát ra cộng hưởng tốt và không bị xung đột.

Amply nghe nhạc theo chuẩn stereo có 2 CH ngõ ra, dùng cho 1 cặp loa và đôi khi được kết hợp với 1 loa sub điện (active subwoofer) để tăng cường trải nghiệm dải siêu trầm.

Amply Karaoke thường sử dụng cho nhu cầu giải trí tại gia với không gian và đòi hỏi cường âm vừa phải có từ 2 – 4 CH tùy thuộc vào việc sử dụng 1 hoặc 2 cặp loa tùy không gian setup. Trong một không gian lớn hơn hoặc phòng hát Karaoke chuyên nghiệp amply karaoke thường được thay thế bằng 02 module tách rời: Karaoke processor (mixer) và Power Amplyfier, việc này tạo ra khả năng đáp ứng công suất cao hơn cho nhiều loa công suất lớn và tinh chỉnh tốt hơn cho hiệu ứng hát và hệ thống loa.

Khác Nhau Giữa Amply Karaoke Và Amply Nghe Nhạc
Các kênh ngõ ra của amply

Sai lầm nên tránh

Dù là amply nghe nhạc hay amply karaoke, chúng ta cần chọn công suất amply lớn hơn hoặc bằng công suất của loa thay vì chọn amply công suất nhỏ hơn để tiết kiệm chi phí. Việc sử dụng amply có công suất lớn hơn loa sẽ giúp hệ thống âm thanh của bạn đủ công suất để khai thác hiệu quả dàn loa, khi amply đủ công suất để cung cấp cho loa, màng loa giao động dứt khoát, không sinh nhiệt hao phí, tăng cường tuổi thọ và thể hiện đúng tính chất âm học được thiết kế.

Khác Nhau Giữa Amply Karaoke Và Amply Nghe Nhạc
Phối hợp công suất đúng cách

Tính chất mạch khuếch đại

Hiện nay có nhiều phân lớp (class) để phân loại tính chất của hệ thống khuếch đại bên trong 1 Amply (Amplyfier) nói chung, các class này bao gồm: A, B, AB, C, D, G, H, I…sau đây là 1 số phân lớp thường dùng cho các mạch khuếch đại của amply nghe nhạc và amply karaoke:

Class A: là class cho chất lượng âm thanh trung thực nhất, ít méo dạng tín hiệu. Sử dụng nguyên lý khuếch đại của đèn bán dẫn thuần Analog. Nhược điểm của Class A là tiêu tốn điện năng và hiệu suất thấp.

Class B: sử dụng nguyễn lý kéo đẩy push-pull, dùng 2 bóng bán dẫn để đảm nhiệm việc khuếch đại tuần tự 2 nữa chu kỳ sóng tín hiệu đầu vào, do đó class B cho hiệu suất cao hơn class A, hiệu suất của class B vào khoảng 80%. Hiệu suất khuếch đại tăng lên giúp class B sinh nhiệt thấp hơn class A nhưng phải trả giá cho việc chất lượng âm thanh suy giảm hơn class A.

Class A và Class B thường thấy trong các Amply nghe nhạc Hi-End chất lượng cao, sử dụng các bóng bán dẫn analog tốn kém. Để tái tạo một cách trung thực âm thanh chất lượng cao, các nhà thiết kế sẵn sàng chấp nhận chi phí cao và đánh đổi hiệu suất sử dụng của mạch khuếch đại.

Class AB: là sự kết hợp của class A và class B, có khả năng tái tạo âm thanh của class A nhưng lại cải thiện hiệu suất trong phạm vi chấp nhận được nhờ vận dụng nguyên lý kéo đẩy của class B. Hiệu suất của class AB vào khoảng 60%.

Class D: ưu điểm tuyệt vời của class D là khả năng tối ưu về hiệu suất cực cao, tiêu thụ điện năng thấp, nhỏ gọn được sử dụng trong các thiết bị điện tử tích hợp như laptop, smartphone. Thiết kế nhỏ gọn và hiệu suất tối ưu của class D cũng hấp dẫn các nhà thiết kế đưa class D vào lĩnh vực audio và chấp nhận đánh đổi một chút về độ trung thực của tín hiệu âm thanh được tái tạo ở ngõ ra.

Class AB thường xuất hiện trong các Amply karaoke trước đây vì những ưu điểm của nó. Trong những năm gần đây, do xu hướng tinh gọn của thiết bị điện tử, kể cả trong lĩnh vực audio nói chung và karaoke nói riêng, class D dần trở nên phổ biến và thịnh hành.

Mạch khuếch đại class A
Mạch khuếch đại class B
Khác Nhau Giữa Amply Karaoke Và Amply Nghe Nhạc
Mạch khuếch đại class AB
Khác Nhau Giữa Amply Karaoke Và Amply Nghe Nhạc
Mạch khuếch đại class D

KHẢ NĂNG XỬ LÝ TIẾNG MIC VÀ HIỆU ỨNG MIC

Đây là đặc điểm đánh dấu sự khác biệt hoàn toàn của amply karaoke so với amply nghe nhạc. Tùy vào giá thành và tính chất của mỗi amply karaoke mà khả năng xử lý mic và hiệu ứng có sự khác biệt đang kể. Các amply karaoke phổ thông, thường thấy sẽ dừng lại ở các chức năng cân chỉnh vol mic, nhạc, hiệu ứng Echo cơ bản như: repeat, delay, echo volume, echo equalizer (bass, mid, treble), trong khi các amply cao cấp hơn trên thị trường ngày càng tích hợp nhiều chức năng và khả năng tùy chỉnh tốt hơn như: Echo, Reverb, Anti Feedback (chống hú), kết nối Bluetooth…